AH-64 Apache không thể tấn công tăng T-14?
Dù AH-64 Apache của Mỹ có sức mạnh tấn công khủng khiếp nhưng khi phải đối đầu với tăng T-14 Armata Nga, cơ hội giành chiến thắng cho Apache là không có.
Theo Không quân Mỹ, tình đến thời điểm hiện tại, AH-64 Apache là dòng trực thăng tấn công mạnh nhất trên thế giới được biết đến. Mỗi chuyến cất cánh làm nhiệm vụ, Apache có thể tiêu diệt tới 16 chiếc xe tăng tối tân nhất hiện nay, bất kể đó là T-90 hay T-14 Armata của Nga hoặc bất kỳ dòng tăng nào.
Trực thăng tấn công Apache.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, trực thăng Apache được trang bị một khẩu pháo M230 bắn đạn 30mm và tên lửa Hellfire. Khả năng tấn công của AH-64 Apache đã được kiểm chứng trong cuộc tập trận tại Trung tâm sẵn sàng đa quốc gia chung ở Hohenfels, Đức vừa qua.
“Trong tập trận, thăng Apache đã đồng thời phóng Hellfire và đạn pháo 30mm. Đòn tấn công và phá hủy mục tiêu nhanh đến mức đối phương chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra. Kết quả chung cuộc có 16 chiếc xe tăng (giả định) bị phá hủy hoàn toàn trong khi đó 2 chiếc còn lại bị mất khả năng chiến đấu”, một đại diện của Không quân Mỹ cho biết.
Dù đòn tấn công của AH-64 Apache rất đáng sợ nhưng một tạp chí của Mỹ là The National Interest đã gây bất ngờ khi cho rằng, với sức mạnh hiện tại, trực thăng tấn công này không đủ sức để đối đầu với tăng Armata của Nga bởi hàng rào phòng thủ nhiều tầng trên cỗ tăng này.
Đầu tiên, T-14 được trang bị một hệ thống phòng thủ chủ động Afganit bao gồm nhiều thiết bị bảo vệ khác nhau. Nó bảo vệ tất cả các yếu tố cấu trúc của xe tăng, và cũng cảnh báo cho tổ lái về đầu đạn đang nhắm tới xe.
Hệ thống Afganit có khả năng chuyển hướng các tên lửa đang tiếp cận T-14. Bốn nòng súng đa quang phổ với lựu đạn khói sẽ làm cho Armata trở thành vô hình đối với mắt thường và đối với cả hệ thống radar dẫn đường. Bên cạnh đó, hệ thống bảo vệ của xe Armata có thể phá hủy tên lửa đang bay đến.
Radar tự động quay tháp pháo theo hướng đạn để có thể khởi động hệ thống bảo vệ chủ động. Theo giới thiệu, hệ thống Afganit phát triển trên khung gầm Armata của Nga có thể dễ dàng đánh chặn đạn xuyên giáp M829A3 với lõi uranium nghèo.
Và ngay cả khi Afganit không làm việc, thì khi đó đến lượt hệ thống bảo vệ Relikt cho phép vô hiệu hóa đạn của đối phương trước khi nó chạm mục tiêu. “Chọc thủng giáp phòng thủ của tăng Armata đối với tên lửa chống tăng Mỹ sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn. Cần sử dụng rất nhiều tên lửa, để cho ít nhất một trong số đó đạt được mục tiêu”, tạp chí Mỹ viết.
Nhiệm vụ còn trở nên khó hơn với Apache khi Nga tích hợp thành công hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn lên cỗ tăng này.
Đạn tên lửa của tổ hợp này có tầm bắn trên 10km và thể bay tối đa 900 m/s, trong khi đó, máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ có tốc độ tối đa 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ tối đa 200 m/s, trong khi đó, Apache có tốc độ bay chậm hơn nhiều.
Đây chính là lý do khiến AH-64 Apache gần như không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình khi phải đối đầu với tăng Armata của Nga.