Chủ quan, khinh địch, Israel phải trả giá: Dại đột “chọc tổ kiến lửa”
Chiến sự Israel - Palestine đang leo thang có khả năng trở thành một cuộc chiến toàn diện, thay vì ném bom, phóng tên lửa qua nhau, Israel chuẩn bị tấn công bằng bộ binh vào Gaza.

Tình hình chiến sự trong gần tuần qua đã buộc Israel có những lựa chọn ngặt nghèo: hoặc tấn công vào nơi xuất phát rocket hoặc nín thở đếm tên lửa của hệ thống “Vòm sắt” còn bao nhiêu.
Chủ quan, coi thường địch, Israel phải trả giá…
Quá hiểu nhau và trận thắng áp đảo gần đây nhất trong năm 2014 đã khiến Israel không cần “thăm dò” mà ào lên tấn công đáp trả mạnh mẽ, thể hiện một cơ bắp của người anh hùng.
Thế giới sửng sốt trước sự khốc liệt, rực lửa trên bầu trời Trung Đông khi hàng trăm rocket của lực lượng Hamas bị hàng trăm tên lửa Tamir của hệ thống phòng thủ Iron Dome – Vòm sắt trứ danh của Israel đánh chặn, làm nổ tung trên bầu trời.
Một đổi một, tức một tên lửa trong hệ thống Vòm sắt Tamir diệt một rocket của Hamas với kết quả 80-90% khiến thế giới khâm phục cường quốc Israel. Tuy nhiên, Israel đã mắc sai lầm! Bây giờ là năm 2021 chứ không phải là năm 2014, Israel đã không nghĩ đến 3 vấn đề sau đây:
1. Tư duy tác chiến của lực lượng Hamas đã thay đổi. Hamas đang thực hiện chiến lược tác chiến phi đối xứng (CLTCPĐX). Đây là một chiến lược tối ưu của các nước có sức mạnh quân sự yếu hơn đối đầu với kẻ địch có sức mạnh trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao.
Một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xương sống cho CLTCPĐX là các hệ thống vũ khí phục vụ cho CLTCPĐX phải đảm bảo được các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao trong bố trí tác chiến, trong vận chuyển và dễ dàng để ngụy trang nhằm tạo ra hiệu quả tác chiến tối ưu.
2. Israel không nghĩ rằng Hamas đã có các loại vũ khí tác chiến phi đối xứng. Israel chỉ coi loại rốc két, tên lửa của Hamas chỉ bay được 14-20 km là cùng như năm 2014. Hamas đã qua rồi thời “tên lửa ống nước”… bây giờ Hamas cho thấy thực tế là tên lửa đã bay tới 120-180 km.
3. Israel thông minh nhưng người Palestine cũng thông minh không kém, họ đã có một chiến thuật hiệu quả trước kình địch Israel.
Chính vì chủ quan coi thường địch, khi cuộc xung đột quân sự leo thang, người Israel bị bất ngờ và có dấu hiệu…run.
Israel đang…run!
Có thể nói bằng chiến thuật khôn ngoan, lực lượng Hamas đã đưa hệ thống Vòm sắt vào thế “việt vị”.
Nếu như trong năm 2014, Hamas phóng gần 4.000 quả tên lửa-rốc két nhưng trong khoảng thời gian là 50 ngày với vài chục quả mỗi ngày thì nay họ thực hiện chiến thuật khác: Phóng cấp tập, liên tục, ví dụ chiều 11/5 họ phòng 135 quả trong 5 phút.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome – Vòm Sắt đánh chặn rocket của Hamas.
Tấn công cấp tập, liên tục, nhiều… khiến cho Israel không kịp nghĩ ngợi, họ còn mỗi một lựa chọn là sử dụng hết năng lực của hệ thống Vòm sắt để tiêu diệt chúng. Tất nhiên, không ai phủ nhận, hiệu quả của Vòm sắt, có điều tên lửa Tamir không phải như đạn AK.
Trong 6 ngày qua, hơn 2.200 tên lửa – rocket của Hamas được phóng đi, trừ những quả hụt tầm rơi ngay ở Gaza hay những quả đi vào những khu vực đồng trống, không nguy hiểm chiếm khoảng 40%, Israel cũng công bố Vòm sắt diệt với xác suất 90% thì với kết quả này thì số lượng tên lửa Tamir nếu “1 đổi 1” thì cũng tiêu tùng xấp xỉ 1.200 quả.
Bây giờ trở lại một bài toán so sánh chiến lược của Đại tướng ra đề cho Quân chủng PK-KQ tìm đáp số trong trận “Điện Biên Phủ trên không”. Quân chủng đã tìm ra 3 đáp số:
* N1 (Mỹ chịu đựng được) nếu tỷ lệ máy bay B52 rơi là 1 – 2%
* N2 (Nhà Trắng rung chuyển) nếu B-52 rơi 6 – 7%.
* N3 (Mỹ giương cờ trắng) nếu B-52 rơi trên 10%.
Kết quả Mỹ có 193 B-52, rơi mất 34, tỷ lệ 17,6% vượt xa N3 và Mỹ như thế nào thì ta đã rõ.
Đưa ra lịch sử này để cho thấy, Israel đang rất lo lắng là không biết Hamas có trong hầm ngầm còn bao nhiêu tên lửa hiện đại chuẩn bị phóng.
Bởi đến đây thì ai cũng hiểu, té ra Hamas muốn sử dụng “con tốt” là rocket, tên lửa ống nước để đổi lấy “con xe” (tên lửa Tamir) và không ai nghi ngờ rằng, sau khi Vòm sắt Israel cạn kiệt Tamir thì Hamas sẽ tung loại tên lửa xịn, tiên tiến ra để “chốt hạ”.
Lưu ý là đừng ai nghi ngờ về mối quan hệ của Hamas với Iran và lực lượng Hezbollah.
Vì vậy, còn quá sớm để nói về hiệu quả siêu cao của Vòm sắt. Ngay cả bây giờ, trong khi Hamas đang tung ra các “con tốt” của mình trên khắp Israel, nhưng không phải tất cả chúng đều bị bắn hạ. Và, chắc chắn, chính Hamas vẫn chưa sử dụng kho vũ khí uy lực nhất của mình.
Trong khi đó, Israel đã chi một số lượng rất lớn tên lửa phòng không của riêng mình để chống lại nó. Và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu Hamas bắt đầu sử dụng vũ khí tốt hơn?
Bây giờ thì giới quân sự Israel đang hốt hoảng đếm số tên lửa Tamir trong kho của mình còn có bao nhiêu và có lẽ đang toát mồ hôi lạnh…

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome – Vòm Sắt đánh chặn rocket của Hamas.
Israel sẽ bắt Hamas trả giá rất đắt?
Chắc chắn khi đếm số tên lửa Tamir dự trữ, người Israel đã “líu lưỡi”, cho nên, Israel ngoài việc ráo riết cho không quân oanh tạc liên tục vào các nơi mà nghi là kho chứa tên lửa của Hamas thì họ đang chuẩn bị tấn công trên bộ vào dải Gaza.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao hệ thống Vòm sắt hoạt động hiệu quả như vậy nhưng Israel đang chuẩn bị tấn công vào Gaza?
Sức mạnh quân sự của Israel là không thể phủ nhận, tiến hành một cuộc tấn công vào dải Gaza, cơ sở đầu não của Hamas nếu thành công sẽ phá hủy hoàn toàn lực lượng tên lửa, rốc két của Hamas đỡ gánh nặng cho Vòm sắt, nhưng khi đó Hamas, Hezbollah và các lực lượng ủy nhiệm của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không còn như năm 2014.
Do đó, tấn công vào Gaza bằng bộ binh, một cuộc chiến toàn diện sẽ nổ ra, có nghĩa là Israel sẽ chọc vào một “tổ kiến lửa”.
Liệu Israel có còn nghênh ngang, tự tin vào sức mạnh quân sự của mình như trước đây mạo hiểm tấn công vào dải Gaza?
Đừng có dại đùa với lửa! Israel là một dải đất hẹp, có chiều sâu chiến lược hẹp nên dễ bị cháy khi xung quanh bốc cháy. Kẻ thù của Israel đã không còn như trước, họ nhiều, thiện chiến và sử dụng nghệ thuật tác chiến phi đối xứng, hay thực hiện một cuộc chiến tranh du kích công nghệ cao có kinh nghiệm.