Chuyên gia Trung Quốc nêu điểm yếu của tàu sân bay Sơn Đông

Tàu Sơn Đông chỉ mang được 24 tiêm kích J-15 thay vì 36 chiếc như thiết kế và chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ, theo các chuyên gia Trung Quốc.

Khoảng 30 phi công tiêm kích thuộc không quân hải quân Trung Quốc có mặt trong lễ biên chế Sơn Đông, tàu sân bay đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo, tại quân cảng Tam Á hôm 17/12. “Tỷ lệ tiêm kích so với phi công thường là 2:3. Lực lượng trong buổi lễ chỉ đủ để vận hành khoảng 20-24 chiến đấu cơ J-15 thay vì 36 chiếc như dự kiến”, chuyên gia hải quân Lie Jie tại Bắc Kinh hôm qua thừa nhận.

Truyền thông Trung Quốc trước đó cho biết Sơn Đông có thể mang tối đa 36 tiêm kích J-15, nhiều gấp rưỡi Liêu Ninh. Tuy nhiên, Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh, cho rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ không thể mang số lượng chiến đấu cơ như vậy, dù nó có nhiều cải tiến về khung thân và mặt boong.

Chủ tịch Trung Quốc gặp thủy thủ đoàn tàu Sơn Đông hôm 17/12, các phi công tiêm kích đội mũ bảo hiểm xanh. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc gặp thủy thủ đoàn tàu Sơn Đông hôm 17/12, các phi công tiêm kích đội mũ bảo hiểm xanh. Ảnh: Xinhua

Tàu sân bay nội địa Trung Quốc cũng chưa đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu sơ bộ (IOC) và sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện, các chuyên gia nhận định. Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc biên chế từ năm 2012 nhưng mới đạt IOC vào tháng 5/2018.“Tiêm kích J-15 tương đối lớn và tàu sân bay không thể chỉ mang tiêm kích. Sơn Đông sẽ cần mang cả trực thăng để làm nhiệm vụ cảnh báo sớm, hỗ trợ cất hạ cánh, vận tải và tìm kiếm cứu hộ”, Zhou nói, cho rằng không đoàn trên tàu sân bay Sơn Đông sẽ phải có ít nhất 10 trực thăng.

“Cả Liêu Ninh và Sơn Đông hiện chỉ có thể làm nhiệm vụ phòng thủ, vì chúng đều ứng dụng thiết kế tàu sân bay lớp Kuznetsov của Liên Xô. Vũ khí tiến công chủ lực của chiến hạm này là tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit chứ không phải tiêm kích”, nguồn tin giấu tên thân cận với hải quân Trung Quốc tiết lộ.

Tàu sân bay Sơn Đông rời cảng Đại Liên hồi tháng 11. Ảnh: Xinhua.

Tàu sân bay Sơn Đông rời cảng Đại Liên hồi tháng 11. Ảnh: SCMP

Nhiều chuyên gia quân sự quốc tế từng chỉ ra rằng Sơn Đông được đưa vào biên chế chậm 8 tháng so với kế hoạch, cho thấy Trung Quốc dường như đã gặp nhiều vấn đề kỹ thuật trong quá trình đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên. Ngoài ra, những hạn chế về đặc tính kỹ chiến thuật cũng có thể khiến Sơn Đông không vượt trội nhiều so với tàu sân bay tiền nhiệm Liêu Ninh.Hai tàu sân bay Trung Quốc dùng cơ cấu cầu nhảy (STOBAR), giúp đơn giản hóa quá trình máy bay cất cánh, nhưng cũng khiến thời gian triển khai tiêm kích dài gấp nhiều lần hàng không mẫu hạm Mỹ. “Máy phóng hơi nước trên tàu sân bay lớp Nimitz cho phép tiêm kích F/A-18 cất cánh chỉ sau 45 giây. Con số này với cầu nhảy là trên dưới hai phút”, chuyên gia Li nói.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…