Đặt hàng tiêm kích Rafale, nhưng Ấn Độ quên mua một khí tài đặc biệt

Ấn Độ mua tiêm kích Rafale, nhưng rồi không biết phải tiếp nhiên liệu trên không như thế nào khiến các chuyên gia quân sự nước này nổi đóa, chỉ trích thậm tệ.

Đặt hàng tiêm kích Rafale, nhưng Ấn Độ quên mua một khí tài đặc biệt: Chuyện lạ đẳng cấp!

Tiêm kích Rafale

Tại Ấn Độ, người ta đang bình luận tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này về sự sẵn sàng mua của Pháp 6 máy bay tiếp nhiên liệu Airbus A330 MRTT. Cơ quan quân sự của Ấn Độ trả lời rằng việc mua sắm này “cho phép hiện đại hoá đội máy bay tiêm kích đặc biệt của lực lượng Không quân Ấn Độ”.

Tuy nhiên nhữngtuyên bố và kế hoạch như thế đang vấp phải những lời chỉ trích của các chuyên gia quân sự Ấn Độ.

Cụ thể, họ chỉ ra ra rằng những kế hoạch này của Bộ Quốc phòng gần như khẳng định vấn đề tồi tệ mà các chuyên gia đã đề cập đến ngay từ đầu.

Đó là việc các tiêm kích Rafale trước đây được mua của Pháp không có khả năng được tiếp nhiên liệu một cách hiệu quả do việc hoán cải IL-78 thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không cho các Rafale của Pháp bất ngờ gặp phải những vấn đề.

Được biết rằng hiện nay tại Ấn Độ máy bay tiếp dầu IL-78 với hệ thống bơm nhiên liệu đặc chủng. Trong số các lời chê trách:

“Khi ký hợp đồng mua tiêm kích Rafale, tại sao ngay từ đầu không ký hợp đồng mua các máy bay tiếp nhiên liệu phù hợp hoặc không nghiên cứu chế tạo hệ thống mới cho những máy bay tiếp nhiên liệu do Nga sản xuất?

Đến giờ Bộ Quốc phòng lại nói về “những kế hoạch” mua Airbus A330. Nhu cầu này trước đó chưa từng xuất hiện trong đầu? Ban đầu thì mua Rafael, hiện giờ lại không biết phải tiếp nhiên liệu như thế nào”.

Đặt hàng tiêm kích Rafale, nhưng Ấn Độ quên mua một khí tài đặc biệt: Chuyện lạ đẳng cấp! - Ảnh 2.
Tiêm kích Rafale thực hành tiếp dầu trên không

Những người đối lập với chính phủ hiện thời cho rằng câu chuyện này có thể lại liên quan tới thoả thuận tham nhũng hoặc sự vô trách nhiệm một cách lạ lùng, khi các bản hợp đồng không được tính toán hợp lý.

Công tác viên khoa học Viện Nghiên cứu thế giới và các cuộc xung đột tại New Dehli (Ấn Độ), ông Abhijit Aier-Mitra: Tôi cho rằng việc mua 6 máy bay tiếp nhiên liệu của Pháp sẽ là ném tiền qua cửa sổ.

Được biết rằng Ấn Độ trong trường hợp đó sẽ phải bỏ tiền thêm để bảo dưỡng khí tài này cũng như huấn luyện lại các phi công và nhân viên kỹ thuật.

Ông Aier-Mitra: “Đó là thứ thường xuyên xảy ra. Ban đầu đặt hàng, sau đó mới suy nghĩ. Có cảm giác như những con người này không hề có tư duy về kinh tế. Dự định chi một kiểu, cuối cùng lại tốn kém hơn nhiều.

Nếu IL-78 sau khi được lắp đặt mới các thiết bị sẽ tốn kém khoảng 80 triệu USD, còn Airbus mất khoảng 200 triệu”.

Người ta cũng bổ sung thêm rằng, theo logic này, nếu Không quân Ấn Độ bất ngờ quyết định mua những tiêm kích do Mỹ sản xuất (đúng là có kế hoạch như thế), họ sẽ lại có kế hoạch đặt hàng cả cả máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Quảng bá sản phẩm có “đường 9 đoạn” tại Việt Nam là vi phạm pháp luật

Chiều 6/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam…

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đã nói về giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột với Ukraine

Trong cuộc phỏng vấn với TASS ngày 5.7, ông Medvedev - người từng là Tổng thống Nga - nói rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ kết thúc trong…

Hà Nội nắng nóng đến đặc biệt gay gắt, vượt mốc 39 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời tiết Hà Nội hôm nay (7/7), tiếp tục xảy ra tình trạng nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt…

NATO theo dõi sát các động thái của Wagner, Bulgaria từ chối cấp vũ khí cho Kiev

Theo ông Stoltenberg, NATO đang theo dõi chặt chẽ các động thái của các lực lượng Wagner và cá nhân ông Yevgeny Prigozhin, cũng như đang giám sát các…

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…