Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất của quân đội Myanmar

Quân đội Myanmar đã gây bất ngờ lớn khi họ sở hữu hàng loạt hệ thống vũ khí hiện đại mà nhiều quốc gia phải mơ ước, từ phòng không không quân, hải quân cho tới lục quân.

Bình luận viên Hannah Beech của New York Times nhận xét:

“Với cuộc đảo chính sáng 1/2, lật đổ một chính phủ dân cử và đưa lãnh đạo Aung San Suu Kyi trở về chế độ quản thúc tại gia, quân đội Myanmar do Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing đứng đầu một lần nữa chứng minh quyền lực tối cao của họ tại quốc gia Đông Nam Á này”.

Sau cuộc đảo chính quân sự thì một trong những điều khiến nhiều người tò mò nhất đó là sức mạnh và vũ khí trang bị của quân đội Myanmar hiện đại đến đâu?

Và thật bất ngờ là lực lượng vũ trang Myanmar được đánh giá cao về độ thiện chiến nhờ kinh nghiệm tác chiến từ nhiều năm qua do liên tục phải tiến hành hoạt động quân sự chống lại các phe nhóm nổi dậy. Đồng thời, quân đội nước này cũng sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại mà không ít quốc gia phải mơ ước.

Tổng quan về quân đội Myanmar

Theo số liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) công bố trong Cơ sở dữ liệu World Factbook thì Quân đội Myanmar (còn gọi là Tatmadaw trong tiếng Myanmar) được quản lý bởi Bộ Quốc phòng và bao gồm các nhánh Lục quân, Hải quân và Không quân.

Các nhánh phụ khác bao gồm Cảnh sát Myanmar, Dân quân Nhân dân và Lực lượng Biên giới còn được gọi là Na Sa Kha. Từ năm 2013 thì Lực lượng Biên giới không còn thuộc Các Lực lượng Vũ trang Myanmar. Riêng nhánh Cảnh sát thì do Bộ Nội vụ quản lý, dù vẫn là một bộ phận của Lực lượng Vũ trang Myanmar.

– Lực lượng thường trực của Quân đội Myanmar (số liệu năm 2019) là gần 390.000 người, trong đó lục quân là 350.000 binh sĩ, không quân và hải quân mỗi lực lượng có khoảng 20.000 binh sĩ

– Lực lượng dự bị: Gần 20.000 người.

– Ngân sách quốc phòng: 2,4 tỷ USD (năm 2014), chiếm khoảng 3,6% GDP. Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng Myanmar chiếm tỷ trọng trong tổng GDP ngày giảm. Tài liệu của CIA cho thấy năm 2016 chiếm 2,7% GDP, 2017 chiếm 3,2% GDP, 2018 chỉ còn tương đương 2,9% GDP.

Bất ngờ trước sức mạnh đáng gờm của Quân đội Myanmar: Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất - Ảnh 2.
Các loại máy bay tiêm kích, huấn luyện và trực thăng của Không quân Myanmar.

Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Myanmar

Phòng không – Không quân:

Tiêm kích MiG-29 (Nga): 31 chiếc thuộc các phiên bản MiG-29SE/SM/UB, trong đó có 10 chiếc MiG-29UB 2 người lái chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện.

– Tiêm kích Su-30SME (Nga): Đã sở hữu 6 chiếc và đang đặt mua thêm 6 chiếc nữa.

Theo hợp đồng ký đầu năm 2018 nhân chuyến thăm của Bộ trưởng BQP Nga tới Myanmar, Nga đã sản xuất 6 chiếc tiêm kích Su-30SME theo đơn đặt hàng.

Trong chuyến thăm của Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar tới Nga, ông đã tới Nhà máy chế tạo hàng không Irkutsk hồi tháng 4/2019, tại đây ông đã được giới thiệu chiếc Su-30SME đầu tiên đã được hoàn thiện, đang bay thử để chuẩn bị bàn giao.

Bất ngờ trước sức mạnh đáng gờm của Quân đội Myanmar: Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất - Ảnh 3.
Chiếc tiêm kích Su-30SME đầu tiên của Không quân Myanmar tại Nhà máy chế tạo hàng không Irkutsk tháng 4/2019.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ các máy bay Su-30SME đã được Nga bàn giao cho Myanmar hay chưa bởi từ năm 2019 tới nay chưa có thêm thông tin hay hình ảnh cho thấy những chiếc tiêm kích đa năng tối tân này đã có mặt ở quốc gia Đông Nam Á này.

Chỉ biết Bộ Quốc phòng Nga, trên trang thông tin điện tử chính thức của mình đã đăng tải 1 bài viết vào ngày 22/01/2021 xác nhận: Nga đã chuyển giao cho Myanmar 6 chiếc tiêm kích Su-30SME.

– Tiêm kích JF-17 Block 2 “Thunder” (Trung Quốc): Đã nhận 7 chiếc, hiện còn 9 chiếc đang chờ chuyển giao.

– Trực thăng tấn công Mi-24 và Mi-35P (Nga): 10 chiếc

– Máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 (Nga): 12 chiếc

– Tên lửa phòng không Pechora-2M (Nga): 8 tổ hợp với 32 xe bệ phóng tự hành.

– Tên lửa phòng không Kub 2K12M2 (Belarus): 24 tổ hợp

– Tên lửa phòng không Kub/Buk Kavadrat-M (Belarus): 2 tổ hợp

– Tên lửa phòng không KS-1A (Trung Quốc): 4 tổ hợp

– Tên lửa phòng không KS-1M (Trung Quốc): Myanmar sản xuất theo chuyển giao công nghệ hệ thống tên lửa HQ-12 của Trung Quốc. Ít nhất 1 tổ hợp đã xuất hiện trong lễ duyệt binh năm 2016. Theo giấy phép, Myanmar sẽ sản xuất tổng cộng 12 tổ hợp đến năm 2020.

Bất ngờ trước sức mạnh đáng gờm của Quân đội Myanmar: Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất - Ảnh 5.
Tên lửa phòng không KS-1M.

– Hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 (Nga): Đang đặt mua, chưa rõ số lượng cụ thể.

– TOR-M1 (Nga): Đang đặt mua, chưa rõ số lượng cụ thể.

– 2K22M Tunguska (Nga/Ukraine): 41 tổ hợp, trong đó 38 từ Nga và 3 từ Ukraine.

– Tên lửa phòng không vác vai (MANPAD): Tổng số khoảng hơn 2.500 quả gồm nhiều loại khá hiện đại như Igla-1E (SA-16 Gimlet), Igla (SA-18 Grouse), Igla-S (SA-24 Grinch). Đó là chưa kể một số lượng lớn tên lửa MANPAD HN-5A khá cổ lỗ do Trung Quốc chuyển giao trong giai đoạn 1990-1992.

Có một điểm đáng lưu ý là các tổ hợp Pantsir-S1 và Tor-M1 mà họ mới ký hợp đồng với Nga đầu năm 2021 không rõ có được tiếp tục thực hiện và chuyển giao cho Myanmar nữa hay không sau cuộc đảo chỉnh quân sự hôm 01/02 vừa qua.

Hải quân:

– Tàu ngầm Kilo: 1 chiếc, mới tiếp nhận từ Ấn Độ và đưa vào biên chế cuối tháng 12/2020.

– Tàu đổ bộ lớp Makassar (Hàn Quốc): 01 chiếc, choán nước đầy tải 15.994 tấn.

– Khinh hạm tên lửa lớp Aung Zeya (Myanmar tự đóng): 01 chiếc, đưa vào biên chế từ năm 2010. Tàu có lượng choán nước khoảng 2.500 tấn, được trang bị tên lửa chống hạm Kumsong-3 (do Triều Tiên chế tạo dựa trên nguyên mẫu của tên lửa Kh-35U Nga) tầm bắn 130km, có thể tới 300km nếu là phiên bản mới nhất.

– Khinh hạm tên lửa lớp Kyan Sittha (Myanmar tự đóng): 02 chiếc, đưa vào biên chế 2014 và 2015. Tàu có lượng choán nước khoảng 3.000 tấn, được trang bị tên lửa chống hạm C-802 (hay còn gọi là YJ-83 do Trung Quốc chế tạo) tầm bắn trong khoảng từ 120-180km.

Bất ngờ trước sức mạnh đáng gờm của Quân đội Myanmar: Điểm mặt những vũ khí hiện đại nhất - Ảnh 6.
Khinh hạm tên lửa lớp Kyan Sittha

– Tàu tên lửa tàng hình tấn công nhanh (do Myanmar tự đóng): 2 chiếc (2015-2020), có kế hoạch đóng tổng cộng 10 chiếc. Tàu có lượng choán nước 500 tấn (dài 49m), được trang bị tên lửa chống hạm C-802 hoặc C-802A của Trung Quốc.

Vũ khí trang bị của Lục quân Myanmar

– Xe tăng MBT-2000 (Trung Quốc): 148 chiếc, đã nhận trong khoảng thời gian 2012-2013.

– Xe tăng T-72S (Nga/Ukraine): 139 xe, chủ yếu từ Ukraine, trang bị cho 3 trung đoàn xe tăng (mỗi đơn vị 48 xe).

– Xe thiết giáp chở quân BTR-3U (Ukraine): Lắp ráp 1.000 xe theo chuyển giao linh kiện từ hợp đồng ký với Ukraine trị giá 500 triệu USD. Có khoảng 500 xe đưa vào biên chế tính tới năm 2008. Lô cuối cùng gồm 368 xe được chuyển giao linh kiện vào tháng 1/2013.

– Xe thiết giáp chở quân BTR-4E (Ukraine): Liên doanh với Ukraine để lắp ráp xe thiết giáp chở quân BTR-4E tại Myanamar. Chưa rõ số lượng thực tế đã chuyển giao và đưa vào biên chế.

– Pháo phản lực Weishi, định danh là SY-400, có thể mang 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (cự ly tối đa 400km) hoặc bệ 12 ống phóng pháo phản lực cỡ nòng 300mm, tầm bắn trong khoảng từ 70-130km (Trung Quốc): Lô đầu tiên đã chuyển giao năm 2020. Chưa rõ số lượng cụ thể.

– Pháo phản lực MAM-01 (MA122) cỡ nòng 122mm, tầm bắn xa nhất 40km: Sản xuất tại Myanmar theo giấy phép chuyển giao công nghệ của Triều Tiên.

– Pháo tự hành Nora B-52 cỡ nòng 155mm (Serbia): 30 khẩu.

– Tên lửa đạn đạo Hwasong-5 tầm bắn 300km (Triều Tiên): Không rõ số lượng

– Tên lửa đạn đạo Hwasong-6 tầm bắn 700km (Triều Tiên): Không rõ số lượng, nhập khẩu năm 2009.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…