Khi bản lĩnh của Ai Cập không thắng được sự ranh mãnh của Israel
Cuộc chiến trên bầu trời bán đảo Sinai, là cuộc chiến giữa máy bay chiến đấu hiện đại của Israel và những hệ thống tên lửa từ không đối không của Ai Cập, đây là chìa khóa để xác định kết quả của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Để hỗ trợ lực lượng mặt đất của quân đội một số nước Ả Rập, chống lại các cuộc tấn công của máy bay Israel, bao gồm một số máy bay như Mirage F2, được chế tạo đặc biệt cho vai trò tấn công mặt đất, Liên Xô đã chuyển giao cho các đồng minh của mình các hệ thống tên lửa S-75 và S-125, được đánh giá là hiện đại khi đó.
Trong khi tên lửa S-75 đã được QĐND Việt Nam sử dụng rất thành công trong chống lại máy bay Mỹ, thì tên lửa S-125 mới chỉ xuất hiện lần đầu trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973; mặc dù S-125 đã được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Phòng không Liên Xô từ năm 1961.
Những hệ thống tên lửa phòng không S-125, S-200 và S-25 trước đó chưa được Liên Xô xuất khẩu ra nước ngoài (ngoại trừ một số khẩu đội S-25 được cung cấp cho Triều Tiên), khiến Mỹ và Israel không xác định được những đặc tính kỹ thuật của những loại tên lửa này.
Không quân Israel chắc chắn là không thể hiện đại như Không quân Mỹ, để có thể chống lại những hệ thống phòng không trên và trong cuộc chiến Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, họ hoàn toàn bất ngờ với những vũ khí phòng không mới xuất hiện bên phía quân đội các quốc gia Ả Rập.
Do vậy tổn thất của máy bay chiến đấu của Israel trong những ngày đầu của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 là rất cao, khi các máy bay chiến đấu F-4E Phantoms và F-2 Mirage, cố gắng thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng Ả Rập và lọt vào vùng hỏa lực của tên lửa S-125.
Tuy nhiên “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, Không quân Israel mặc dù bị thiệt hại ban đầu trước các hệ thống tên lửa mới của Ai Cập và S-125 là chìa khóa để tạo điều kiện cho những thành công ban đầu của lực lượng Ả Rập, nhưng lợi thế này nhanh chóng bị Israel đảo ngược.










