Lợi hại của việc phối hợp máy bay – tàu nổi trong tác chiến hải quân

Tàu chiến mặt nước là phương tiện điển hình trong các cuộc chiến trên biển, tuy nhiên kể từ khi có sự ra đời của máy bay chiến đấu cho đến nay, số phận của tàu mặt nước bị đe dọa một cách nặng nề.

Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan

Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-2
Tàu chiến mặt nước là loại khí tài kinh điển trong tác chiến trên sông, biển được con người chế tạo ra từ cách đây rất lâu. Qua thời gian, tàu chiến liên tục được cải tiến về cả chất lượng, kiểu dáng, sức mạnh và khả năng tác chiến, giúp chúng có thể hoạt động tốt trong các loại hình thời tiết phức tạp và mang hàng loạt vũ khí với sức công phá khủng khiếp. Ảnh: Biên đội tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Mỹ.
Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-3
Tuy nhiên kể từ khi máy bay tiêm kích ra đời, nhất là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, các tàu chiến mặt nước đứng trước mối đe dọa cực kỳ lớn từ máy bay tiêm kích bổ nhào có thể mang theo ngư lôi và pháo công kích. Điển hình như việc thiết giáp hạm khổng lồ Yamato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị lực lượng tiêm kích của quân đội Mỹ nhấn chìm bằng một cuộc tập kích đường không khiến cho người ta cho rằng chiến hạm mặt nước đã lỗi thời.
Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-4
Máy bay chuyên sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt biển có nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, thường là nhanh hơn tốc độ siêu thanh. Đây là tốc độ vô cùng lớn và vượt trội hơn nhiều so với tốc độ tối đa của những chiếc tàu chiến mặt nước chỉ có thể đạt dưới 50 hải lý/h, điều này khiến nó khó có thể chạy trốn khỏi tiêm kích trong một cuộc tập kích đường không. Ngoài ra, máy bay tấn công cũng có thể được trang bị các loại tên lửa không – đối – hạm tầm bắn xa, có thể khai hỏa từ ngoài vùng phát hiện của radar tàu và thậm chí ngoài phạm vi phòng không của tàu mặt nước. Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam bay biển.
Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-5
Tuy nhiên tiêm kích tấn công có những yếu điểm đó là thời gian tác chiến hạn chế, thường chỉ là vài giờ trong khi tàu chiến mặt nước cỡ lớn thông thường có thể bám biển đến hơn 1 tháng. Ngoài ra, tiêm kích chỉ có thể mang theo vài tấn vũ khí bao gồm cả bom, tên lửa,… trong khi tàu chiến nặng vài ngàn tấn có thể mang theo nhiều loại khí tài hạng nặng từ chống hạm, chống ngầm cho đến phòng không với số lượng lớn. Khi tấn công thường cần nhiều tiêm kích để tập kích một mục tiêu trong khi đó với lượng vũ khí mạnh mẽ thì một tàu chiến mặt nước cỡ lớn có thể cùng lúc tấn công vài mục tiêu.
Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-6
Qua thời gian, người ta cũng hiểu rõ được sự nguy hiểm của máy bay tiêm kích tấn công đối với tàu chiến mặt nước, do đó liên tục phát triển, tích hợp các loại tổ hợp phòng không hạm lên tàu chiến để nâng cao khả năng chống lại máy bay địch. Từ tổ hợp phòng thủ tầm cực gần CIWS cho đến tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, tầm xa để bảo vệ tốt hơn tàu chiến trước các cuộc công kích từ bầu trời.
Loi hai cua viec phoi hop may bay - tau noi trong tac chien hai quan-Hinh-7
Dẫu vậy, cũng không phải tất cả các tàu chiến mặt nước đều được trang bị phòng không tầm trung – xa mà vẫn chủ yếu dùng các tổ hợp pháo cao tốc, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần vốn chỉ có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi dưới 10km. Chúng chỉ có thể chống lại các mục tiêu bay thấp như UAV, trực thăng trinh sát,… và đây cũng là khoảng cách mà tên lửa chống hạm đã vào pha cuối khiến cho cực kỳ khó đánh chặn. Ảnh: Biên đội tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam tác chiến.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…