Nhật Bản triển khai tên lửa có tầm bắn tới Bắc Kinh, Trung Quốc nóng mặt

Nhật Bản đã phát triển phiên bản tên lửa chống hạm mới, có thể tiến công các mục tiêu trên mặt đất, có tầm bắn tới tận thủ đô Bắc Kinh khiến Trung Quốc nóng mặt.

Theo thông tin từ tờ Japan’s Sankei Shimbun ngày 29/12, Nhật Bản đang phát triển một loại tên lửa chống hạm mới, có tầm bắn khoảng 2.000 km. Đồng thời, Nhật Bản có kế hoạch mở rộng tầm bắn của tên lửa chống hạm Tye-12 hiện đang trang bị trong Lực lượng Phòng vệ Lục quân lên 1.500 km. Ảnh: Tên lửa chống hạm Type 12 – Nguồn: Sankei Shimbun

Theo bài báo, loại tên lửa chống hạm mới có thể được gọi là tên lửa “Tomahawk sản xuất tại Nhật Bản”. Giống như tên lửa chống hạm Type 12 cải tiến, chúng không chỉ có thể chống hạm mà còn có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Nguồn: Sankei Shimbun

Từ năm 2017, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua tên lửa chống hạm tầm ngắn JSM của Na Uy để trang bị cho máy bay chiến đấu F-35, đồng thời mua Tên lửa phòng thủ mặt đất liên hợp (JASSM) và Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) do Mỹ sản xuất, để trang bị cho máy bay chiến đấu F-15J. Ảnh: Tên lửa chống hạm JSM – Nguồn: Wikipedia

Tuy nhiên về tầm bắn của tên lửa chống hạm mới của Nhật Bản và tên lửa chống hạm cải tiến Type 12 vượt xa những loại tên lửa trên và có thể so sánh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, với tầm bắn hơn 1.600 km. Ảnh: Ảnh chụp màn hình từ Sankei Shimbun ở Nhật Bản – Nguồn: Sankei Shimbun

Tên lửa chống hạm Type 12 của Nhật Bản được phát triển bởi Mitsubishi Heavy Industries và được đưa vào sử dụng vào năm 2012. Type 12 nặng khoảng 700 kg, bay với tốc độ cận âm cao, tầm bắn tối đa của tên lửa đất đối đất và đối hạm là khoảng 200 km, nhỏ hơn một chút so với loạt tên lửa chống hạm YJ-83 của Trung Quốc. Nguồn: Sankei Shimbun

Loại trên đất liền sẽ được phóng bằng xe tải, với 6 ống phóng, loại trên tàu được trang bị trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Maya của Nhật Bản. Type 12 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và giữa, kết hợp dẫn đường GPS; pha cuối sử dụng radar mảng pha AESA, băng tần Ka của tên lửa, cho tên lửa mức chính xác rất cao. Nguồn: Sankei Shimbun

Ngoài ra tên lửa chống hạm Type 12 còn có phương pháp dẫn đường bay bám địa hình, đây là phương pháp dẫn đường điển hình cho tên lửa hành trình tấn công đất liền, bay ở độ cao sát mặt đất. Do đó, Type 12 hiện có có thể đã có khả năng tấn công mục tiêu đất liền. Tuy nhiên, do tầm bắn ngắn, nên về cơ bản không có giá trị thực tế đối với các cuộc tấn công trên bộ. Nguồn: Sankei Shimbun

Phiên bản chống hạm Type 12 phóng từ trên không, có thể được gắn trên máy bay tuần tra hàng hải/chống ngầm P-1, hoặc máy bay chiến đấu F-2. Tầm bắn của tên lửa chống hạm Type 12 phóng từ trên không, đã được tăng lên khoảng 400 km. Nguồn: Sankei Shimbun

Theo kế hoạch của Nhật Bản, Type 12 cải tiến sẽ tăng tầm bắn theo hai giai đoạn; giai đoạn 1, nâng tầm bắn lên 900 km, giai đoạn 2, tăng lên 1.500 km. Đồng thời áp dụng công nghệ tàng hình cho phiên bản cải tiến này. Nguồn: Sankei Shimbun

Còn loại tên lửa chống hạm mới, từ hình ảnh trong Sách trắng Quốc phòng do chính phủ Nhật Bản công bố, có thể thấy tên lửa chống hạm này sử dụng hình dạng tàng hình, tương tự như tên lửa JASSM và LRASM của Mỹ, nhưng có tầm bắn lớn hơn gấp đôi so với JASSM và LRASM. Ảnh: Mô tả về loại tên lửa chống hạm mới trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản – Nguồn: Sankei Shimbun

Ngoài ra trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản xuất bản năm 2020, đã mô tả rõ ràng về nhiệm vụ chiến đấu của tên lửa chống hạm mới, ngoài tiêu diệt mục tiêu mặt nước, còn có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên bộ. Ảnh: Mô tả nhiệm vụ chiến đấu của tên lửa chống hạm mới, trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản (khoanh đỏ là tấn công trên bộ) – Nguồn: Sankei Shimbun

Theo thông tin từ tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản sẽ triển khai hai tên lửa mới này trên các đảo ở phía tây nam của Nhật Bản, để phòng thủ đảo. Nhưng cự ly từ Okinawa đến thủ đô Bắc Kinh, nó chỉ hơn 1.800 km và cách Bình Nhưỡng chỉ 1.300 km. Ảnh: Khoảng cách từ Okinawa đến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – Nguồn: Sina

Như vậy với tên lửa chống hạm mới, Nhật Bản có thể đặt thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên trong tầm bắn của tên lửa Type 12 cải tiến và Bắc Kinh với tên lửa chống hạm mới. Không chỉ vậy, toàn bộ bờ biển phía đông nam Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn của tên lửa này. Nguồn: Sankei Shimbun

Trước những động thái của Nhật Bản trong phát triển các loại tên lửa hành trình tiến công tầm xa, có khả năng Trung Quốc sẽ đưa các căn cứ phóng, phương tiện phóng các loại vũ khí này vào trong làn sóng tấn công đầu tiên. Đồng thời triển khai các hệ thống tác chiến điện tử để có thể vô hiệu hóa tên lửa của Nhật Bản từ sớm. Nguồn: Sankei Shimbun.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…