Sau màn “khoe cơ bắp”, toan tính tiếp theo của Nga là gì?
Vào ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã ra lệnh rút một số binh sĩ vừa được triển khai ở biên giới Nga-Ukraine bắt đầu từ ngày 23/4. Vậy sau màn "khoe cơ bắp", chiến lược tiếp theo của Nga sẽ là gì?
Ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh rút một số binh sĩ vừa được triển khai ở biên giới Nga-Ukraine bắt đầu từ ngày 23/4; dự kiến, toàn bộ số binh lính trên sẽ trở về căn cứ trước ngày 1/5.
Tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, mặc dù chưa biết con số chính xác của đợt rút quân này, nhưng động thái này “có thể giúp” xoa dịu tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine và một số nước phương Tây.
Trước đó, Nga và Ukraine đang trên bờ vực xung đột, do căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực Donbass (thuộc miền Đông Ukraine). Các cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu, thường xuyên gây sức ép lên Nga.


Trước tình hình có thể nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng tăng cường tương tác với chính quyền Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời yêu cầu gia nhập NATO. Mỹ và Anh cũng có ý định điều tàu chiến đến Biển Đen để hỗ trợ Ukraine.
Hồi đầu tháng 4, theo Wall Street Journal, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, binh lính và trang bị của Tập đoàn quân 58, thuộc Quân khu phía Nam; Tập đoàn quân 41 thuộc Quân khu Trung tâm; Sư đoàn 76 của Quân dù Nga và Sư đoàn 7 đổ bộ đường không đã cơ động bằng đường sắt, đường bộ và đường không tập kết đến Bán đảo Crimena.
Bầu không khí căng thẳng này kéo dài đến ngày 22/4, khi quân đội Nga thực hiện cuộc tập trận với quy mô 10.000 quân ở bán đảo ở Crimea; cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 200 máy bay chiến đấu, 1.200 xe quân sự, và hơn 60 tàu chiến.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi ngay sau đó. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố, do “mục tiêu của cuộc kiểm tra bất ngờ đã hoàn thành”, ông quyết định kết thúc cuộc tập trận. Quân đội Nga sẽ rút khỏi biên giới Nga-Ukraine vào ngày 23/4. Tất cả các binh sĩ sẽ trở lại vị trí ban đầu của họ trước ngày 1/5.
Các chuyên gia phân tích, trên thực tế, việc Nga rút quân không có gì đáng ngạc nhiên, vì Nga đã đạt được ba mục tiêu: Một là, “sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình” với Ukraine. Hai là “sử dụng vũ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán” với Mỹ. Thứ ba là tạo bầu không khí bên trong và bên ngoài tốt hơn, để Putin đọc bài diễn văn và thực hiện sáng kiến của Putin.
Trong chiến lược gọi là “sử dụng vũ lực để thúc đẩy hòa bình”, việc Nga phô trương vũ lực, thực sự là đòn “cảnh báo” cho một số giới tinh hoa chính trị Ukraine rằng, không có triển vọng “chơi trò chiến tranh”. Động thái của Nga là loại bỏ ngay “ý định” tấn công của Ukraine, vào khu vực Donbass.
Chính vì điều này, Tổng thống Ukraine Zelensky rõ ràng đã “chấp nhận” tín hiệu mà phía Nga đưa ra. Vào ngày 20/4, ông Zelensky đã có một bài phát biểu trên truyền hình, bày tỏ ý định hội đàm với Putin về vấn đề Donbass. Tuyên bố của ông Zelensky, hoàn toàn thể hiện thái độ cúi đầu, tìm kiếm hòa bình của Ukraine.





