Triều Tiên có thể sắp phóng tên lửa đạo đạo xuyên lục địa

Bình Nhưỡng nhiều khả năng phóng tên lửa Hwasong-15 hiện đại nhất để bày tỏ sự không hài lòng với Washington, chuyên gia Mỹ cảnh báo.

“Các kỹ sư tên lửa và quân đội Triều Tiên đang tìm cách cải thiện hiệu quả và mức độ tin cậy của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15, còn gọi là KN-22”, Vann H. Van Diepen, cựu quan chức tình báo và ngoại giao Mỹ, cho biết trong bài đăng trên trang 38 North hôm qua.

Van Diepen cho rằng Bình Nhưỡng có thể chọn giải pháp khai hỏa tên lửa Hwasong-15 nếu quyết định chấm dứt lệnh ngừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un công bố hồi năm 2017.

Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng ngày 29/11/2017. Ảnh: KCNA.

Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng ngày 29/11/2017. Ảnh: KCNA

Truyền thông Triều Tiên hôm 7/12 thông báo nước này vừa hoàn tất “thử nghiệm rất quan trọng” tại bãi phóng vệ tinh Sohae (còn gọi là Dongchang-ri), cho biết hành động này “sẽ có tác động quan trọng trong việc thay đổi vị thế chiến lược của Triều Tiên” nhưng không tiết lộ nội dung thử nghiệm.“Bắn thử ICBM giúp Triều Tiên thể hiện sự mất kiên nhẫn vì bế tắc trong đàm phán với Mỹ. Hoạt động này cũng giúp Triều Tiên kiểm nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa, đồng thời ứng dụng những cải tiến để khắc phục mọi nhược điểm xuất hiện trong lần thử năm 2017”, Van Diepen nói thêm.

Một số chuyên gia nhận định vụ thử tại Sohae là hoạt động kiểm nghiệm động cơ mới cho ICBM, cho rằng đây là tín hiệu cảnh báo Washington rằng nước này có thể phóng ICBM nếu Mỹ không đáp ứng những yêu cầu của Triều Tiên trước hạn chót vào cuối năm nay.

Van Diepen thì cho rằng đợt thử này chỉ sử dụng động cơ cũ, không phải biến thể dùng nhiên liệu lỏng mới phát triển hay động cơ nhiên liệu rắn. “ICBM dùng nhiên liệu lỏng đời mới là không cần thiết trong ngắn hạn do dòng Hwasong-15 vẫn còn nhiều tiềm năng. Triều Tiên cũng chưa có đủ năng lực phát triển ICBM dùng nhiên liệu rắn”, ông cho hay.

Triều Tiên thử thành công tên lửa Hwasong-15 ngày 29/11/2017. Quả đạn có tầm bắn ước tính 13.000 km và mang được đầu đạn hạt nhân, đủ sức đe dọa mọi địa điểm trên lãnh thổ Mỹ. Trước đó, Bình Nhưỡng cũng hai lần phóng thử mẫu Hwasong-14 với tầm bắn hơn 10.000 km.

Kim Jong-un (áo đen) thị sát tên lửa Hwasong-15 trước vụ phóng năm 2017. Ảnh: KCNA.

Kim Jong-un (áo đen) thị sát tên lửa Hwasong-15 trước vụ phóng năm 2017. Ảnh: KCNA

Cuộc thử nghiệm động cơ ICBM tại Sohae cùng loạt vụ phóng vũ khí tầm ngắn và phát ngôn cứng rắn từ giới chức Triều Tiên gần đây là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang dần mất kiên nhẫn trong chính sách với Washington.Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) hồi tháng 7 thừa nhận tên lửa Hwasong-15 có tầm bắn gần 12.900 km và “có khả năng tấn công bất cứ khu vực nào trên lục địa Mỹ”. Đây là đánh giá chính thức đầu tiên của quân đội Mỹ về tầm bắn và năng lực tiến công của loại vũ khí này.

“Triều Tiên vẫn tránh thử tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, họ đang tìm cách nâng cấp động cơ và độ chính xác của tên lửa để đặt ra mối đe dọa hạt nhân đáng tin cậy”, Leif-Eric Easleu, phó giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul, Hàn Quốc, cho hay.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…