Xung đột Israel – Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng ngoài cuộc?

Theo truyền thông Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang công khai can thiệp vào cuộc chiến ở dải Gaza bằng nhiều cách khác nhau, mục tiêu của họ không chỉ đơn thuần là bảo vệ người Palestine.

Xung đột Israel - Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng ngoài cuộc: Ankara sắp ra tay?

(Ảnh minh họa)
 

Trong một bài bình luận mới đây trên tờ Topcor về xung đột Israel – Palestine, chuyên gia quân sự người Nga Sergey Marzhetsky nhận định, các quốc gia Ả Rập trong khu vực đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của họ thông qua cuộc chiến ở Gaza bằng nhiều cách khác nhau và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số đó.

Theo Marzhetsky, Thổ Nhĩ Kỳ ra sức bảo vệ cho các nhóm vũ trang người Palestine ngay khi bạo lực bùng phát trở lại, Ankara công khai can thiệp vào cuộc chiến ở dải Gaza bằng nhiều cách khác nhau. Thậm chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan còn gọi Israel là một “quốc gia khủng bố” và kêu gọi toàn thể cộng đồng thế giới ngay lập tức ngăn chặn Tel Aviv.

Vậy Ankara đang theo đuổi những mục tiêu nào và tại sao quốc gia này lại muốn can dự vào cuộc chiến tưởng chừng như không có hồi kết này?

Cùng với những diễn biến nóng trên chiến trường, phát biểu trước truyền thông nhân ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích gay gắt các cuộc không kích của Israel nhằm vào dân thường Palestine ở dải Gaza.

“Chúng tôi tức giận trước sự áp bức của nhà nước khủng bố (Israel). Israel đã vượt qua tất cả các giới hạn… Cộng đồng quốc tế nên hành động để ngăn chặn Israel, sự tham gia của Liên hợp quốc là điều kiện tiên quyết”, Tổng thống Erdogan cho biết.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn cam kết hỗ trợ những người “anh em” Palestine lẫn bảo vệ “đất thánh” Jerusalem.

Xung đột Israel - Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng ngoài cuộc: Ankara sắp ra tay? - Ảnh 2.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Ảnh: Atalayar.

Không khó để đoán rằng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có những toan tính nhất định với bài phát biểu trên, nhất là khi nhắc đến “đất thánh” Jerusalem. Tuy nhiên, ông Erdogan có sẵn sàng đối đầu với Israel để bảo vệ những gì ông ấy tuyên bố.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel khá chông chênh, nó thay đổi theo từng giai đoạn. Ankara là một trong những nước đầu tiên công nhận sự tồn tại của nước Do Thái, thậm chí cả hai còn duy trì mối quan hệ đối tác kinh tế trong thời gian dài trước đây.

Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ từng xuất khẩu kim loại và các sản phẩm kim loại, máy công cụ, ô tô và xe tải sang Israel, thứ họ nhận lại là những công nghệ quân sự.

Mối quan hệ giữa hai nước bắt đầu xấu đi đáng kể sau khi Tổng thống Erdogan lên nắm quyền, người bắt đầu theo đuổi chính sách “Hồi giáo hóa” nhất quán đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara rõ ràng cần tới một kẻ thù bên ngoài để vực dậy “chủ nghĩa dân tộc” trong các quân nhân, Israel là nước đứng đầu tiên trong danh sách, đơn giản người Do Thái đang áp bức các anh em Palestine.

Mâu thuẫn giữa hai bên ngày một lên cao khi Hải quânIsrael ngăn chặn đội tàu cựu trợ “‘tự do Flotilla” do Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng nhằm giúp dải Gaza vượt qua cuộc khủng hoảng nhân đạo năm 2010. Sau sự cố này, quan hệ giữa Ankara và Tel Aviv xấu đi rõ rệt, Israel bắt đầu “làm bạn” với các quốc gia đối địch Thổ Nhĩ Kỳ như Hy Lạp và Síp.

Chính vì bối cảnh lịch sử này mà Tổng thống Erdogan lại trở nên tích cực hơn trong cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái và công khai hỗ trợ cho các phong trào Hồi giáo ở Trung Đông. Vậy Ankara có cách gì khi muốn giúp đỡ Palestine?

Phương án đầu tiên, dựa trên kinh nghiệm về sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Libya và Azerbaijan, Ankara có thể hỗ trợ các phong trào Hồi giáo như Hamas thông qua lực lượng ủy nhiệm và viện trợ vũ khí. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể làm vậy bởi Israel đang phong tỏa dải Gaza cả trên bộ lẫn trên biển.

Hải quân Israel đơn giản là sẽ không cho phép các đội tàu tự do Flotilla của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Gaza cho dù tình hình có tệ đến đâu đi nữa. Điều duy nhất Ankara có thể làm là hỗ trợ tài chính.

Một cách khác có vẻ khả thi hơn đó là sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Gaza, Ankara sẽ phải thuyết phục được các thành viên Hội đồng Bảo an đưa quân tới Palestine để lập lại trật tự. Một sứ mệnh quốc tế sẽ là một “tấm bình phong” tốt giúp Thổ Nhĩ Kỳ dễ hỗ trợ hơn cho các nhóm vũ trang Hồi giáo.

Xung đột Israel - Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng ngoài cuộc: Ankara sắp ra tay? - Ảnh 3.
Thổ Nhĩ Kỳ đang toan tính gì khi sẵn sàng đối đầu với Israel vì “người anh em xa” Palestine?

Nếu người Thổ có thể tiến vào Đông Jerusalem với lý do chính đáng như vậy, đó sẽ là một thắng lợi chính trị lớn cho Ankara, quốc gia đang tìm cách trở thành “hạt nhân” thống nhất toàn bộ thế giới Hồi giáo.

Phương án thứ 2, nghe chừng có vẻ điên rồ và không thực tế đó là các đội tàu cựu trợ “‘tự do Flotilla” sẽ tiến thẳng về phía dải Gaza với sự hộ tống của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này chắc chắn có thể dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự với Israel, nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ mất tàu lẫn người trong một hành động phiêu lưu quân sự như vậy là rất lớn.

Mặt khác, đó cũng là một chiến thắng lớn về mặt hình ảnh đối với Tổng thống Erdogan. Những thủy thủ Thổ Nhĩ Kỳ hy sinh trong một cuộc chiến để bảo vệ những giá trị của đạo Hồi sẽ trở thành những chiến binh tử vì đạo, và bản thân Ankara sẽ trở thành một “thủ lĩnh bảo vệ đức tin”.

Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành một trung tâm thống nhất sức mạnh của toàn bộ thế giới Hồi giáo, vốn không ngại chống lại Israel. Đồng thời, Ankara sẽ có lý do chính đáng để phát triển vũ khí hạt nhân với sự giúp đỡ từ “người anh em” Pakistan để kiềm chế sự xâm lược của Tel Aviv. Việc mất vài tàu khu trục để có được vũ khí hạt nhân xem ra là quá rẻ.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Quảng bá sản phẩm có “đường 9 đoạn” tại Việt Nam là vi phạm pháp luật

Chiều 6/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam…

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đã nói về giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột với Ukraine

Trong cuộc phỏng vấn với TASS ngày 5.7, ông Medvedev - người từng là Tổng thống Nga - nói rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ kết thúc trong…

Hà Nội nắng nóng đến đặc biệt gay gắt, vượt mốc 39 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời tiết Hà Nội hôm nay (7/7), tiếp tục xảy ra tình trạng nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt…

NATO theo dõi sát các động thái của Wagner, Bulgaria từ chối cấp vũ khí cho Kiev

Theo ông Stoltenberg, NATO đang theo dõi chặt chẽ các động thái của các lực lượng Wagner và cá nhân ông Yevgeny Prigozhin, cũng như đang giám sát các…

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…