Hải quân Việt Nam sắp biên chế phương tiện cứu hộ tàu ngầm hiện đại
Những hình ảnh mới nhất trên sóng đài truyền hình quốc gia cho thấy con tàu cứu hộ tàu ngầm vô cùng hiện đại của Hải quân Việt Nam đang có những chuyến thử nghiệm trên biển, chuẩn bị sẵn sàng để đưa vào biên chế.
Nhận thấy những mặt ưu việt của tàu ngầm trong tác chiến hải quân, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng với LB Nga vào cuối những năm 2000 nhập khẩu 6 chiếc tàu ngầm diesel – điện lớp Kilo 636M để nâng cao khả năng chiến đấu. Điều này đã giúp cho hải quân ta trở thành hải quân có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong những nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất thế giới. Ảnh: Tàu ngầm Kilo 636M của Việt Nam huấn luyện trong bình minh.
Tuy nhiên, dù cho ta đang sở hữu một đội tàu ngầm vô cùng mạnh mẽ tuy nhiên lại thiếu các thiết bị cứu hộ cứu nạn đặc trưng. Trong khi đó, các lực lượng hải quân hàng đầu trên thế giới đều đầu tư cho mình các loại tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên dụng cho nhiệm vụ xử lý các sự cố không may mà tàu ngầm gặp phải. Ảnh: Tàu cứu hộ tàu ngầm của Hải quân Nga.
Đứng trước đòi hỏi đầu tư bài bản và lâu dài cho hạm đội tàu ngầm Việt Nam, quân đội ta đã bắt tay vào đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng cỡ lớn mang số hiệu 927 – Yết Kiêu thuộc lớp MSSARS 9316 do công ty DAMEN Hà Lan thiết kế, do nhà máy Z-189 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thi công. Nhà máy đã rất nhanh chóng để hoàn thành con tàu có lượng giãn nước lên tới 4.000 tấn trang bị các loại công nghệ cứu hộ tàu ngầm hàng đầu này. Ảnh: Quang cảnh buổi lễ hạ thủy tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu.
Trước khi đóng mới chiếc Yết Kiêu, nhà máy Z-189 đã nhận hợp đồng đóng mới hai chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm khác với lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn cho Hải quân Australia. Đây là bước đầu tạo kinh nghiệm to lớn cho đơn vị làm tiền đề để có thể nhanh chóng hoàn thành sản phẩm phục vụ cho quân đội trong nước một cách tối ưu nhất Ảnh: Tàu cứu hộ tàu ngầm của Hải quân Australia do nhà máy Z-189 chế tạo.
Tàu cứu hộ tàu ngầm 927 – Yết Kiêu có lượng giãn nước 3.950 tấn, hoạt động liên tục 30 ngày trên biển và khả năng chịu sóng đến cấp 9, gió cấp 12. Tàu được thiết kế bổ sung thêm 2 chân vịt mũi giúp có khả năng xoay trở và quay đầu dễ dàng, nhanh chóng. Ảnh: Cận cảnh buổi lễ hạ thủy tàu Yết Kiêu.
Tàu thiết kế với carbin thượng tầng lùi lên phía trước và chừa khoang rộng phía sau, đặc trưng của kiểu tàu Salvage cứu hộ. Khoang sang được thiết kế rộng rãi để có thể mang theo các loại máy móc, thiết bị dò tìm, thiết bị lặn chuyên biệt cho nhiệm vụ phát hiện và tìm kiếm tàu ngầm bị nạn. Ảnh: Tàu 927 nhìn từ phía sau – Nguồn: VTV.

