NASA cho hay: Cháy rừng Amazon đã vượt tầm châu lục

Dưới đây là biểu đồ mới mà NASA vừa tung ra liên quan đến vụ cháy rừng Amazon ở Brazil, thống kê trong thời gian từ ngày 8 đến 22/8. Có thể thấy các dải màu từ xanh lá đã dần chuyển sang vàng và đỏ sẫm – bao phủ hầu hết phần phía trên của Nam Mỹ. Nó biểu thị điều gì?

Đó chính là mức độ tăng cao và lan rộng của khí CO2 do rừng Amazon bốc cháy rồi thải vào khí quyển. Về mặt khoa học, tờ Business Insider dành hai từ “bi thảm” khi nhìn thấy hình ảnh này.

NASA đã dùng Máy phát hồng ngoại khí quyển (AIRS) để đo lượng CO2 ở độ cao 5.500m. Thiết bị này vốn gắn với với vệ tinh Aqua dùng để đo “nhiệt độ và độ ẩm khí quyển, lượng mây và độ cao, nồng độ khí nhà kính và nhiều hiện tượng khí quyển khác” – theo NASA.

Đơn vị đo CO2 ở đây là ppbv (một phần tỷ theo khối lượng). Theo đó, những vùng màu xanh lá biểu thị nồng độ CO2 ở mức 100 ppbv (100 phần tỷ theo khối lượng), màu vàng từ 120 ppbv và màu đỏ sẫm từ 160 ppbv. Đó là con số trung bình, còn giá trị tại “tâm điểm” của vụ cháy rừng sẽ còn vượt trội hơn nhiều.

Biểu đồ của NASA cho thấy nồng độ CO2 đã tăng đột biến, lan rộng từ phía tây bắc Brazil xuống đông nam đất nước và xa hơn. Dù lượng CO2 này “ngự trị” ở độ cao đến 5.500 m và ít ảnh hưởng đến không khí mà con người hít thở hàng ngày, nhưng gió mạnh có thể đem nó xuống thấp và tàn phá trực tiếp đến chất lượng không khí. Khi đó, người dân Brazil sẽ phải đối mặt với một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác.


Sau cái chết của cây rừng sẽ là ô nhiễm không khí, và bệnh tật của con người. (Ảnh: Reuters).

Trên phạm vi toàn cầu, CO2 là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Nó có thể di chuyển quãng đường dài và tồn tại trong khí quyển đến 1 tháng.

Trước đó ở siêu đô thị São Paulo, người dân kinh hoàng khi nhìn thấy bầu trời chìm trong những đám mây bụi mù, ngày biến thành đêm do khói từ cháy rừng. Còn sâu trong các khu rừng Amazon đang cháy, nhiều thổ dân bộ lạc đã mất hết tất cả tài sản, hơn nữa trường hợp mắc bệnh hô hấp cũng ngày càng leo thang.

São Paulo đen kịt giữa ban ngày như tận thế do khói từ cháy rừng.
São Paulo đen kịt giữa ban ngày như tận thế do khói từ cháy rừng. (Ảnh: BBC).

Năm 2019 ghi nhận số vụ cháy rừng Amazon tăng kỷ lục – đạt mức 72.843 vụ, cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà khoa học khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do con người. Trong đó, Tổng thống Jair Bolsonaro đang bị chỉ trích dữ dội do chính sách khai phá rừng để phát triển kinh tế – bao gồm khuyến khích khai thác khoáng sản, đốn gỗ và làm nông nghiệp mà không màng đến môi trường đang oằn mình gánh chịu.


Lửa ở rừng Amazon chưa thể kiểm soát do đang giữa mùa khô hạn. (Ảnh: BBC)

Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, được biết đến như “lá phổi của hành tinh” vì cung cấp lượng oxy khổng lồ cho sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên nếu không được bảo vệ, chẳng mấy chốc Amazon sẽ biến thành miền đất khô hạn và thải ra lượng CO2 ở mức độ “hủy diệt” – hậu quả trực tiếp từ hàng ngàn vụ cháy rừng mỗi ngày.

Theo helino

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Quảng bá sản phẩm có “đường 9 đoạn” tại Việt Nam là vi phạm pháp luật

Chiều 6/7, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam…

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đã nói về giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột với Ukraine

Trong cuộc phỏng vấn với TASS ngày 5.7, ông Medvedev - người từng là Tổng thống Nga - nói rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ kết thúc trong…

Hà Nội nắng nóng đến đặc biệt gay gắt, vượt mốc 39 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời tiết Hà Nội hôm nay (7/7), tiếp tục xảy ra tình trạng nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt…

NATO theo dõi sát các động thái của Wagner, Bulgaria từ chối cấp vũ khí cho Kiev

Theo ông Stoltenberg, NATO đang theo dõi chặt chẽ các động thái của các lực lượng Wagner và cá nhân ông Yevgeny Prigozhin, cũng như đang giám sát các…

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…