Vụ xả nước Tây Hồ vào sông Tô Lịch: ‘Không thể nói một việc’

Theo ông Sương, khi đơn vị thực hiện dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor tiến hành làm, phía Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã có những hỗ trợ, phối hợp để thực hiện chứ không có chuyện làm khó.

Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho rằng, việc Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch khiến toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua trong chốc lát bị cuốn trôi, bây giờ phải làm lại từ đầu.

Trao đổi với PV vào sáng 17/7, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho hay, ông đã nắm được thông tin này nhưng đây chỉ là “thông tin một chiều” từ phía Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản nêu ra.

Ông bày tỏ, phía Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cũng chưa có bất cứ phản hồi chính thức nào về vấn đề họ nêu ra đối với công ty.

Nước Hồ Tây cuốn trôi kết quả thử nghiệm ở sông Tô Lịch: Không thể nói một việc - Ảnh 1.

Hình ảnh xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.

Theo ông Sương, khi đơn vị thực hiện dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor tiến hành làm, phía Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã có những hỗ trợ, phối hợp để thực hiện chứ không có chuyện làm khó.

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho hay, sông Tô Lịch nằm trong hệ thống thoát nước của TP Hà Nội nên việc thí nghiệm của các đơn vị thực hiện ở đây phải đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoạt động an toàn, bình thường.

“Đối với việc xả nước Hồ Tây ra sông Tô Lịch ở đây cần phải hiểu rõ 2 vấn đề. Trước hết, theo đánh giá của chúng tôi, hiện tại nước ở Hồ Tây đã có hiện tượng ô nhiễm cũng rất lớn và cá chết thể hiện điều đó.

Thêm vào đó, do lượng mưa lớn trong thời gian qua khiến cho nước tại Hồ Tây lên cao, đạt ngưỡng mức nước tối đa nên bắt buộc phải xả ra để đảm bảo an toàn, chống ngập mùa mưa.

Việc xử lý ô nhiễm môi trường trên sông Tô Lịch rất quan trọng với thành phố và công ty, nhưng đảm bảo phòng chống úng ngập cũng là nhiệm vụ song song chứ không thể nói một việc”, ông Sương nói.

Ông cũng khẳng định, việc điều tiết, xả nước từ Hồ Tây sang sông Tô Lịch hoàn toàn hợp lý, theo đúng quy trình vận hành phục vụ thoát nước mùa mưa của công ty theo chủ trương của UBND TP Hà Nội.

Công ty cũng đã có thông báo cụ thể về việc xả nước đối với các đơn vị có liên quan, trong đó, cả đơn vị thực hiện dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor.

“Mọi người có thể thấy, khi chúng tôi vừa xả nước xong, chiều tối 15/7, cả một trận mưa với lượng lớn lại dồn vào khu vực Hồ Tây nên nếu không điều tiết từ trước thì tình trạng hôm đó còn ngập hơn rất nhiều.

Việc xả nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch hoàn toàn hợp lý, đúng quy trình vận hành của công ty còn họ nêu ý kiến là việc của họ”, ông Sương nhấn mạnh.

Trước đó, Tiến sĩ Tadashi Yamamura – Chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng, Bộ TN-MT, UBND TP. Hà Nội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan đề nghị lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá và công bố kết quả giai đoạn thí điểm làm sạch sông Tô Lịch.

Đơn vị này cho rằng, hệ thống máy nano được gia cố và các bọt khí nano được tạo ra liên tục nên không bị ảnh hưởng bởi việc xả nước.

Thế nhưng, sau khi chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hệ vi sinh vật của tấm Bioreactor thì thấy toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi và không còn ở khu 300m mà đơn vị này thử nghiệm để đánh giá nữa.

“Nếu làm trên cả dòng sông thì dù hệ vi sinh vật có lợi có trôi khuếch tán đi và cả dòng sông có bọt khí nano thì có thể lấy mẫu thêm ở các vị trí trên giữa nguồn và hạ nguồn dòng sông thì vẫn đánh giá được kết quả.

Do vậy, gần như chúng tôi phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan”, công văn của Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản viết.

Chuyên gia Nhật Bản xin lùi thời gian lấy mẫu đánh giá kết quả thử nghiệm đến ngày 17/9.

Trí Thức trẻ

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…