Các nước Đông Nam Á cứng rắn với Trung Quốc trước hạn chót COC

Các nước Đông Nam Á đang tăng cường cảnh giác và có thể sẽ tìm cách phối hợp chặt chẽ hơn khi hạn chót cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc đang tới gần, SCMP đưa tin.

Các nước Đông Nam Á cứng rắn với Trung Quốc trước hạn chót COC - 1

Các tàu hải quân của Mỹ và Thái Lan tham gia cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN hồi tháng 9. (Ảnh: Twitter)

Theo SCMP, trong động thái mới nhất, Malaysia đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn khi Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah gọi yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, là “nực cười”.

“Với việc Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông thuộc Trung Quốc, tôi nghĩ đó là chuyện nực cười”, ông Saifuddin phát biểu tại Kuala Lumpur hôm 20/12.

Những bình luận của Ngoại trưởng Saifuddin được đưa chỉ vài ngày sau khi Malaysia ngày 13/12 trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc đề nghị thiết lập giới hạn thềm lục địa của nước này trên Biển Đông.

Hồ sơ đệ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc của Malaysia nhằm thiết lập giới hạn thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý. Trung Quốc đã phản đối động thái của Malaysia, cáo buộc Kuala Lumpur xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh và vi phạm quy tắc quốc tế, đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc không xem xét hồ sơ của Malaysia.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia được đưa ra trong bối cảnh các nước Đông Nam Á dường như đang đẩy mạnh lập trường về vấn đề Biển Đông và tìm cách phối hợp chặt chẽ hơn khi thời điểm hạn chót cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc đang tới gần.

Trung Quốc đang đàm phán với 10 nước thành viên ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Hai bên đặt mục tiêu đi đến thống nhất trước năm 2021.

Bất chấp cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines hồi tháng trước đã thông báo một kế hoạch tham vọng nhằm mở rộng lực lượng phòng vệ bờ biển của nước này.

Theo báo Inquirer (Philippines), chính quyền Philippines muốn tăng cường thêm 4.000 nhân sự mới cho các nhóm phòng vệ bờ biển trước cuối năm nay và thêm 6.000 nhân sự nữa vào năm tới.

Mục tiêu của Philippines nhằm bổ sung thêm 25.000 nhân sự trước năm 2025, trong bối cảnh Manila đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ các tàu cá và tàu tuần duyên Trung Quốc. Các tàu này từng chặn các tàu của Philippines trong cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh tại Biển Đông, hồi năm 2012.

Theo Zhang Mingliang, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có thể đang sử dụng chiến thuật “phòng ngừa” để bảo vệ các lợi ích của mình.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể đang tìm cách củng cố lập trường của họ về vấn để Biển Đông “nhiều nhất có thể” trước khi một bộ quy tắc ứng xử được hoàn tất.

“Phần lớn các bên đều tìm cách tự kiềm chế để giữ căng thẳng trong tầm kiểm soát, cũng là để tạo điều kiện cho bầu không khí có lợi cho các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, một số nước có tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông) có thể vẫn tiếp tục những động thái nhằm củng cố lập trường của họ trên Biển Đông, và sẽ hành động nhiều nhất có thể trước khi các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử kết thúc và đặt ra những rào cản với họ trong tương lai, hoặc các nước cũng có thể tiếp tục sử dụng những động thái như vậy để tăng cường sức mạnh mặc cả trong các cuộc đàm phán”, chuyên gia Koh nhận định.

Theo ông Koh, Mỹ có thể sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông. Đây là cách để Mỹ “tác động tới tất cả các bên tham gia vào các cuộc đàm phán bộ quy tắc ứng xử rằng, những lợi ích cốt lõi của các quốc gia sử dụng hàng hải quốc tế, đặc biệt là tự do hàng hải và hàng không, không nên bị đem ra thỏa hiệp dưới bất kỳ hình thức nào”.

Theo chuyên gia Zhang, Trung Quốc khó có thể phản ứng mạnh mẽ với các động thái gần đây của các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông. Ông Zhang cho rằng, Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ các vấn đề trong nước, biểu tình ở Hong Kong, chiến tranh thương mại với Mỹ và sự sụt giảm của nền kinh tế.

Theo SCMP

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…