Điểm lại những lần các tổng thống nước Mỹ bị luận tội trong lịch sử

Ông Donald Trump vừa chính thức trở thành tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội sau phiên bỏ phiếu tại Hạ viện. Trước ông Trump mới chỉ có 2 tổng thống bị Quốc hội Mỹ luận tội, cùng 1 người đã từ chức trước khi bị đưa ra luận tội.

Tối ngày 18-12 theo giờ Washington, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội và đưa ra 2 cáo buộc với Tổng thống Donald Trump về tội lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội. Với động thái này, ông Trump sẽ đối mặt với phiên xử ở Thượng viện với chủ tọa là các Chánh án của Tối cao Pháp viện Mỹ. Tại đây, nếu nhận được sự đồng thuận của 2/3 thành viên Thượng viện, Tổng thống Trump sẽ bị phế truất do vi phạm “trọng tội và hành vi phi pháp” theo hiến pháp Mỹ.

Tuy vậy, đến nay vẫn chưa từng có vị tổng thống nào của Mỹ bị bãi nhiệm thông qua hình thức luận tội. Dưới đây là những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong những lần bị luận tội của các tổng thống Mỹ trong lịch sử.

Andrew Johnson (Tổng thống Mỹ thứ 17) – năm 1868

ảnh 1

Andrew Johnson – Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị đưa ra luận tội

Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Andrew Johnson là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên phải đối mặt với quá trình luận tội. Mọi chuyện được khởi nguồn khi ông Johnson đã đưa ra quyết định bãi nhiệm với Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton trong bối cảnh tình hình Quốc hội đang diễn ra rất phức tạp.

Phản ứng lại quyết định bãi nhiệm của tổng thống Mỹ thời điểm ấy, Edwin Stanton từ chối nhượng bộ và tự giam mình trong văn phòng. Các đối thủ chính trị của Johnson bên đảng Cộng hòa đã nhanh chóng soạn thảo và thông qua 11 điều khoản luận tội ông tại Hạ viện.

Trong bản luận tội được đưa ra với Tổng thống Johnson, có tới 9 trong số 11 điều khoản đều liên quan đến những rắc rối của ông đối với người đứng đầu Bộ Chiến tranh Mỹ khi ấy.

Ngày 3-3-1868, ông Johnson đã bị luận tội tại Hạ viện với kết quả 126 phiếu thuận và 47 phiếu chống. Đến ngày 26-5-1968, sau các phiên xét xử và bỏ phiếu căng thẳng, Thượng viện Mỹ đã không thể kết án bất kỳ tội danh nào đối với Tổng thống Johnson khi không đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết.

Sau khi được tha bổng, Andrew Johnson tiếp tục phục vụ hết nhiệm kỳ và rời vị trí tổng thống Mỹ vào năm 1869.

Bill Clinton (Tổng thống Mỹ thứ 42) – năm 1998, 1999

ảnh 2

Tổng thống Bill Clinton bị luận tội sau bê bối tình ái với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky

Trước ông Donald Trump, Bill Clinton là tổng thống Mỹ gần nhất bị điều tra luận tội. Ngày 19-12-1998, sau hơn 13 tiếng tranh luận căng thẳng, Hạ viện Mỹ đã quyết định phê chuẩn 2 điều khoản luận tội với ông Clinton bao gồm khai man và cản trở công lý.

Cáo buộc luận tội của ông xuất phát từ bê bối tình ái với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Tháng 1-1998, ông Clinton đã từng bác bỏ mối quan hệ với bà Lewinsky. Nhưng đến tháng 8 cùng năm, khi bị luật sư độc lập Kenneth Starr đối chất trước một bồi thẩm đoàn liên bang, ông Clinton đã thừa nhận có hành vi ngoại tình với bà Lewinsky.

Tuy nhiên, dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng Dân chủ, đề xuất luận tội của Hạ viện Mỹ với ông Clinton cho 2 tội danh đã không có đủ số phiếu cần thiết để ra bản án. Đến ngày 12-2-1999, Thượng viện Mỹ đã hủy đề nghị phế truất từ Hạ viện để đưa ra quyết định tha bổng cho Tổng thống Clinton.

Bất chấp bê bối không đáng có, Tổng thống Bill Clinton vẫn kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2001 với tỷ lệ tán thành của người dân ở mức rất cao lên tới 65%.

Richard Nixon (Tổng thống Mỹ thứ 37) – năm 1974

ảnh 3

Richard Nixon – Tổng thống đầu tiên và duy nhất từ chức trong lịch sử nước Mỹ

Mặc dù là đồng phạm của một trong những bê bối chính trị lớn nhất lịch sử nước Mỹ, nhưng khác với Andrew Johnson và Bill Clinton, cựu Tổng thống Richard Nixon đã chọn từ chức trước khi bị Hạ viện luận tội.

Ông Richard Nixon đã bị điều tra luận tội do liên quan tới vụ việc do thám đối thủ chính trị và cản trở công lý. Các cáo buộc nhắm tới ông bắt nguồn từ vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ để ăn cắp tài liệu của nhóm 5 người được cho là nhân viên của Nixon vào năm 1972.

Sau quá trình dài thu thập chứng cứ, đến ngày 27-7-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua 3 điều khoản luận tội với Tổng thống Nixon, bao gồm tội danh cản trở công lý, lạm quyền và coi thường của Quốc hội. Thậm chí đến ngày 5-8-1974, đã có một đoạn ghi âm công bố những bằng chứng cho thấy Tổng thống Nixon có vai trò trong việc che đậy vụ bê bối trên.

Nhận thấy mọi thứ đang trở nên bất lợi với mình, ngày 8-8-1974, ông Nixon tuyên bố từ chức. Cho đến nay, ông là tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch phải rời khỏi vị trí đứng đầu nước Mỹ khi chưa hết nhiệm kỳ.

Sau đó, người kế nhiệm ông, Tổng thống Gerald Ford đã ký lệnh ân xá vô điều kiện cho Richard Nixon. Mọi tội danh mà Nixon bị cáo buộc trong thời gian làm tổng thống Mỹ cũng được miễn truy tố.

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…