Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA LHQ

Ngày 9/1 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Phiên thảo luận ngày 9/1 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) có chủ đề “Kỷ niệm 75 năm Liên hợp quốc: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Đây là sự kiện dấu ấn quan trọng do Việt Nam tổ chức trong tháng đầu tiên Việt Nam tham gia, đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ.

Pho thu tuong Pham Binh Minh chu tri phien thao luan mo cua HDBA LHQ hinh anh 1 Bo_truong_2.jpg
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì thảo luận mở. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Tôn trọng và tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đa phương và LHQ gặp nhiều thách thức to lớn, phiên thảo luận thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các nước thành viên LHQ. Hơn 100 nước đã tham gia phát biểu, trong đó nhiều nước tham gia ở cấp cao như Thủ tướng Saint Vincent và Grenadines, Ngoại trưởng các nước Estonia, Hungary, Timor Leste, Nicaragua, Haiti… Tổng Thư ký LHQ António Guterres và nguyên Tổng thống Ireland Mary Robinson, Chủ tịch Nhóm The Elders được mời báo cáo tại phiên thảo luận.

Các nước đều đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tổ chức cuộc thảo luận mở với chủ đề mang tính thời sự cao cũng như ý nghĩa hết sức thiết thực, góp phần tái khẳng định tầm quan trọng của Hiến chương LHQ cũng như hợp tác đa phương duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng và tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và đối thoại tìm giải pháp cho các nguy cơ hiện nay và nguy cơ mới nảy sinh đối với hòa bình, an ninh quốc tế.

Phó thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cho rằng tuân thủ Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế là con đường đạt được nền hòa bình bền vững, thịnh vượng cho nhân loại và xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế với quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng và hữu nghị giữa các quốc gia.

Pho thu tuong Pham Binh Minh chu tri phien thao luan mo cua HDBA LHQ hinh anh 2 Bo_truong_4.jpg
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres (trái) và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

HĐBA và từng nước thành viên HĐBA cần đi đầu trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến chương đồng thời đề nghị các nước thành viên LHQ tăng cường đối thoại, đề cao chủ nghĩa đa phương, phát huy tối đa các công cụ Hiến chương đã đề ra, nhất là trong việc ngăn ngừa xung đột và hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả và vai trò của các tổ chức khu vực; bảo đảm việc hoạch định và triển khai các chiến lược, chính sách phát triển, an ninh, quốc phòng và đối ngoại phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Dưới sự điều hành của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh, HĐBA cũng đã nhất trí thông qua Tuyên bố Chủ tịch do Việt Nam chủ trì soạn thảo về tôn trọng Hiến chương LHQ.

Tuyên bố khẳng định giá trị vững bền của Hiến chương trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển luật pháp quốc tế và điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia; tái khẳng định cam kết của HĐBA đối với Hiến chương; nhấn mạnh tất cả các nước, các cơ quan LHQ, các tổ chức khu vực… cần hành động phù hợp với Hiến chương LHQ; đưa các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương thành định hướng trong hoạch định và thực hiện chiến lược, chính sách. Đây là lần đầu tiên HĐBA thông qua một Tuyên bố riêng về Hiến chương LHQ.

Các nước đánh giá cao trọng trách kép của Việt Nam

Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã gặp lãnh đạo và bộ trưởng ngoại giao các nước tham dự thảo luận.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu, quốc gia cùng là Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước, nhất là về thương mại, đầu tư và tích cực phối hợp trong công tác tại HĐBA nhằm đóng góp tích cực vào các công tác của LHQ trong lĩnh vực hoà bình an ninh.

Bộ trưởng ngoại giao Estonia chúc mừng Việt Nam trong vai trò Chủ tịch HĐBA; bày tỏ chia sẻ và ủng hộ nhưng ưu tiên của Việt Nam tại HĐBA như giải quyết xung đột, cải cách phương pháp làm việc của Liên hợp quốc, xử lý thách thức an ninh mạng…

Bộ trưởng Urmas Reinsalu khẳng định coi trọng tăng cường quan hệ khu vực và Việt Nam, nhất là khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN; mong hai bên thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực hai bên có thế mạnh như sản phẩm nông nghiệp, công nghệ số…; bày tỏ ủng hộ để Nghị viện châu Âu mà Estonia là thành viên, sớm thông qua Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).

Pho thu tuong Pham Binh Minh chu tri phien thao luan mo cua HDBA LHQ hinh anh 3 Bo_truong_3.jpg
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên thảo luận mở. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam và đề cao 70 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và đề xuất tổ chức 70 sự kiện về quan hệ hai nước… Bộ trưởng Peter Szijjarto bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam và đề nghị hai bên thúc đẩy các dự án do Hungary triển khai tại Việt Nam sớm hoàn thành, bao gồm Trung tâm văn hoá Hungary tại Việt Nam, Bệnh viện ung bướu Cần Thơ.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ hài lòng về những tiến triển trong quan hệ hai nước sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2018; Nhất trí hai bên cần phối hợp để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao; cho rằng khi Hiệp định EVFTA và EVIPA được thông qua sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại của Việt Nam với EU nói chung và Hungary nói riêng.

Quốc Vụ khanh, Bộ Ngoại giao Đức Michelle Muntefering đánh giá cao trọng trách kép của Việt Nam vừa là Chủ tịch ASEAN, vừa là Uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ; mong tăng cường phối hợp với Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có HĐBA. Hai bên chia sẻ các biện pháp tăng cường quan hệ thương mại – đầu tư nhất là các cơ hội khi EVFTA và EVIPA được thông qua. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Thủ tướng Saint Vincent và Grenadines Ralph Gonsalves bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lịch sử của Việt Nam, với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai bên trao đổi các biện pháp để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên diễn đàn Liên hợp quốc, nhất là tại HĐBA, cũng như hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh, có thể bổ sung cho nhau như nông nghiệp, nghề cá, kỹ thuật công nghệ, du lịch

Hai bên nhất trí tìm hiểu khả năng tiến tới đàm phán Hiệp định khung tạo khuôn khổ cho hợp tác hai nước. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chuyển lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Thủ tướng Ralph Gonsalves thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp. Ông đã vui vẻ nhận lời.

Theo Zing

Thông tin đáng chú ý

Tin tức cập nhật

Hệ thống Krasukha của Nga buộc máy bay trinh sát Anh rút khỏi Ukraine

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga, đã buộc máy bay trinh sát của Không quân Anh, phải gián đoạn hành động trinh sát và rút khỏi bầu trời…

Tác chiến điện tử của Nga góp phần đập tan lực lượng bạo loạn Kazakhstan

Việc đánh bại thành công các lực lượng bạo loạn và thành viên của các nhóm khủng bố, cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính ở Kazakhstan, là do việc sử…

Tung hoành khắp thế giới nhưng F-4 vẫn sợ nhất khi gặp MiG-21 Việt Nam

Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên…

Số liệu Sốc: Chỉ trong 3 tháng, 163 lính Mỹ thiệt mạng vì tự tử

Theo thông tin được tờ Foxnews của Mỹ đăng tải cách đây ít ngày, các báo cáo cho biết, đã có hơn 150 lính Mỹ tự tử trong quý 3 năm 2021 vừa qua.…

Liên quân do Nga dẫn đầu bắt đầu rút khỏi Kazakhstan

Lực lượng Nga bên ngoài sân bay thành phố Almaty. Ảnh: Reuters.  Trong một thông báo đưa ra hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên…

Quân đội Nga bắt đầu chuyển vũ khí hạng nặng tới biên giới với NATO

Theo truyền thông phương Tây, hiện tại có khoảng 100.000 quân Nga và hàng nghìn thiết bị quân sự hạng nặng, đang được triển khai ở biên giới giữa…

Tổng thống Nga – Putin biến nguy thành cơ giữa khủng hoảng Kazakhstan

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Kazakhstan đối mặt làn sóng bất ổn chưa từng có. Hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn, đẩy…

3.000 lính Nga làm gì tại Kazakhstan?

"Nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là bảo vệ các cơ sở quốc phòng và cơ quan nhà nước…

Thông tin tình báo khiến Mỹ lo ngại lực lượng Nga gần Ukraine

Các quan chức Mỹ cho biết họ phát hiện Nga gần đây điều thêm nhiều trực thăng quân sự và cường kích tấn công mặt đất tới khu vực phía tây, nơi khoảng…

Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ trừng phạt Tổng thống Putin

"Nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với một nguyên thủ quốc gia là vượt qua ranh giới và có thể so sánh với rạn nứt quan hệ", phát ngôn viên Điện…